TV kỹ thuật: 098 4841885 (08h30 - 21h00) - CSKH: 090 7185187 (08h30 - 21h00)

Tắm khuya có thực sự gây đột quỵ?

Đăng lúc 16:38:00 ngày 28/03/2024 | Lượt xem 189 | Cỡ chữ

Tắm khuya là thói quen phổ biến của nhiều người, đặc biệt là vào mùa hè nóng bức. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lo ngại tắm khuya có thể gây đột quỵ. Vậy sự thật về điều này là gì? Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về tác hại của việc tắm vào ban đêm đối với sức khỏe và cách phòng ngừa đột quỵ khi tắm khuya.

1. Tác hại của việc tắm vào ban đêm 

Tắm khuya trước khi đi ngủ có thể giúp bạn thư giãn nhưng có thể có những tác động tiêu cực sau đây đối với sức khỏe: 

  • Khó ngủ: Cơ thể có thể nghỉ ngơi, thư giãn tốt hơn nếu nhiệt độ cơ thể thấp hơn bình thường một chút. Tắm trước khi đi ngủ có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể, gây rối loạn trong cơ thể và gây rối loạn giấc ngủ, dẫn đến mất ngủ.
  • Ảnh hưởng xấu đến tim: Tắm nước nóng làm tăng nhiệt độ cơ thể, dẫn đến tăng huyết áp và gây căng thẳng cho tim. Tim căng thẳng có thể khiến bạn thức suốt đêm và gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe.
  • Khả năng tăng cân: Tắm muộn vào ban đêm hoặc sau bữa ăn sẽ cản trở quá trình tiêu hóa và dẫn đến tăng cân. Quá trình tiêu hóa thức ăn đòi hỏi lưu lượng máu đến dạ dày tăng lên, việc tắm sau khi ăn khiến máu lưu thông đến các cơ quan khác trong cơ thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tiêu hóa.
  • Ảnh hưởng đến tóc: Tắm khuya hoặc để tóc ướt khi đi ngủ sẽ làm mát da đầu và ảnh hưởng đến mạch máu. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ xảy ra đau đầu mãn tính.
  • Tắm khuya bằng nước lạnh khiến cơ thể giảm nhiệt quá mức, nếu kéo dài có thể bị cảm lạnh, sổ mũi, đặc biệt ở những người có hệ miễn dịch yếu. Nghiêm trọng hơn có thể mắc bệnh sốt siêu vi, thậm chí nhiễm trùng phổi khi hệ hô hấp suy yếu dần mất đi sức đề kháng.

2. Tắm khuya có gây đột quỵ không?

Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào chứng minh được mối liên hệ giữa đột quỵ và việc tắm khuya. Tuy nhiên, có một vài yếu tố có thể làm rõ mối quan hệ giữa việc tắm khuya và đột quỵ, chẳng hạn như:

Thời gian tắm

Vào ban đêm, nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ cơ thể. Nếu tắm vào đêm khuya, khi chênh lệch giữa nhiệt độ môi trường và nhiệt độ cơ thể quá lớn sẽ khiến cơ thể bị sốc nhiệt. Đây cũng là lý do tại sao bạn không nên tắm sau 23h.

Ngoài ra, tắm nước quá lạnh sẽ làm giảm nhiệt độ da và tăng phản ứng hô hấp, còn được gọi là "sốc lạnh", với các triệu chứng như khó thở, thở khò khè, nhịp tim nhanh, huyết áp cao. Sự thay đổi lưu lượng máu não kết hợp với phản ứng hô hấp có thể gây tổn thương thần kinh và đột quỵ.

Nhiệt độ nước 

Sự chênh lệch giữa nhiệt độ nước tắm và nhiệt độ cơ thể khiến cơ thể giãn nở và co mạch máu để điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với môi trường. Khi mạch máu bị thu hẹp, nguy cơ đột quỵ hoặc nhồi máu não đột ngột do co thắt động mạch vành tăng cao.

Nếu bạn bị đột quỵ hoặc tai biến nhẹ khi tắm khuya, bạn có thể bị liệt mặt ngoại biên, té ngã do chóng mặt hoặc đau cổ vai gáy do lạnh. Nếu trường hợp nặng, người bệnh có thể tử vong. Ngoài ra, ngay cả sau khi tắm, bệnh nhân vẫn có nguy cơ bị cứng người, tím tái, đột tử, ngưng thở hoặc ngừng tim khi ngủ.

Tuổi tác

Người trẻ tuổi khi tắm vào ban đêm, mạch máu có xu hướng co lại, đặc biệt khi ngâm mình trong nước lạnh, máu lưu thông kém, có thể dẫn đến đau nhức khắp người và đau đầu dai dẳng. Ở người lớn tuổi, những thay đổi sinh lý như vôi hóa, hẹp mạch máu, tăng độ quánh máu khiến khả cao huyết áp và bệnh tim tăng cao. Vì vậy, nếu người cao tuổi tắm vào ban đêm thì nguy cơ bị đột quỵ là rất cao.

3. Những lưu ý khi muốn tắm khuya

Khi nhất thiết phải tắm muộn, bạn nên chú ý một số điều sau để giảm khả năng bị tai biến và bảo vệ sức khỏe.

  • Tắm trước ít nhất 2 tiếng trước khi ngủ để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Không tắm nếu vừa ăn no hoặc đang đói. Thời điểm tốt nhất là sau bữa ăn từ 1 đến 2 giờ. 
  • Tuyệt đối không nên tắm sau 23h vào mùa đông.
  • Để đề phòng bị cảm lạnh, cần lau khô cơ thể và tóc sau khi tắm.
  • Tránh nằm điều hòa ngay sau khi tắm.
  • Tránh tắm sau khi uống rượu bia.
  • Khi tắm, không nên dội nước từ đầu đến chân ngay mà hãy làm ướt tay chân trước rồi mới đến toàn bộ cơ thể.
  • Không gội đầu khi tắm khuya.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng xấu của việc tắm khuya đối với sức khỏe và hạn chế một cách tối đa. Nếu cần thiết tắm vào khuya, bạn cần chú ý đến những lưu ý trên để bảo vệ cơ thể một cách tốt nhất. 

>>> Xem thêm: Đi tìm 3 mẫu heatpump cao cấp cho nhu cầu nước nóng lớn của khách sạn

Công ty Cổ phần Giải pháp nước Việt Nam – Deluxe Home

7/10 63 bài đánh giá

ĐỐI TÁC

  • Cửa nhom Winboss Civro
  • Cửa nhom Winboss Civro
  • Công ty AIC
  • Công ty Konig
  • Công ty Alis
  • Công ty Rayarch
  • perrin rowe
  • victoria albert
  • shaws
  • armac martin
  • king place
  • Công ty Đồng Gia
  • Công ty Ahome
  • Công ty AC
  • Công ty Rèm Hà My
  • Công Ty Thang Máy Ngôi Nhà Việt
  • Công ty Cảnh quan Hoàng Gia
  • Công ty BetaViet
  • Công ty CTA
  • Công ty Xhome
  • Công ty Xluxury
  • 1+1>2
  • Công ty MQG
  • Công ty Modelhome
  • Công ty Hà Việt
  • Nội thất Tori
  • Công ty Sdesign

SẢN PHẨM

  • GE
  • Avantapure
  • Pentair
  • NanoCream
  • AO Smith
  • Rainsoft
  • Aquaphor
  • SaDen
  • Stiebel Eltron
  • LuxuryFan
  • Grunbeck

TIÊU CHUẨN

  • BPAFree
  • CE
  • CSA
  • ISO9001
  • Made in USA
  • NSF
  • UL
  • WQA
Hỗ trợ Online
Thống kê truy cập
  • Hôm nay: 9
  • Hôm qua: 1331
  • Tuần này: 4181
  • Tuần trước: 10122
  • Tháng này: 4181
  • Tháng trước: 42001
  • Tổng lượt truy cập: 2278091
CSKH: 090 7185187 (08h30 - 21h00)
TV kỹ thuật: 098 4841885 (08h30 - 21h00)
messenger icon zalo icon