Đăng lúc 14:05:09 ngày 02/10/2020 | Lượt xem 900 | Cỡ chữ
Rất nhiều người đang lầm tưởng rằng, nguồn nước ngầm ở sâu dưới lòng đất nên sẽ rất sạch và an toàn khi sử dụng. Vậy suy nghĩ đó có thật sự đúng hay không? Hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nước ngầm là một thành phần của chu trình nguồn nước tự nhiên. Trong tự nhiên, nước mưa rơi xuống các bề mặt Trái Đất. Một phần nước mưa sẽ bị bay hơi, một phần đọng lại ở cây cỏ, một phần sẽ thấm xuống mặt đất. Phần này đi xuyên qua mặt đất cho đến khi chạm tới lớp đá bão hòa. Lớp đá này bão hòa vì chúng đã đạt tới mức có khả năng thấm nước tối đa. Phần nước được giữ ở đây được gọi là nước ngầm.
Theo nghiên cứu, nguồn nước ngầm chứa nồng độ các nguyên tố cao hơn nhiều so với nước uống tiêu chuẩn, phải kể đến là Fe, Mn, H2S,... vì vậy nước ngầm không thể sử dụng trực tiếp mà cần phải được xử lý. Trong nước ngầm còn có các khí như NO3- nồng độ cao, do bị phân bón hóa học, SiO2, NH3, O2, CO2,...vi sinh vật do sắt gây ra.
1. Các chất gây ô nhiễm nguồn nước ngầm
Nước ngầm nhìn bằng mắt thường sẽ trong và sạch, tuy nhiên các hóa chất tự nhiên và do con người gây ra có thể gây ra ô nhiễm nước ngầm. Khi nước ngầm chảy qua mặt đất, các kim loại như sắt và mangan bị hòa tan với nồng độ cao trong nước.
Các chất thải công nghiệp, hoạt động đô thị, nông nghiệp, bơm nước ngầm và xử lý chất thải đều có thể ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm. Các chất ô nhiễm có thể do con người gây ra, như do rò rỉ thùng nhiên liệu hoặc tràn hóa chất độc hại. Thuốc trừ sâu và phân bón từ bãi cỏ, hoa màu có thể tích tụ và di chuyển xuống mực nước ngầm. Rò rỉ từ bể tự hoại hoặc các bãi xử lý chất thải cũng có thể đưa vi khuẩn vào nước, thuốc trừ sâu và phân bón ngấm vào đất trồng trọt.
2. Một số kim loại nặng được tìm thấy trong nguồn nước ngầm
- Sắt: Sắt ít khi tồn tại trong nguồn nước mặt. Với nước ngầm, sắt thường hòa tan trong nước ở dạng Fe2+. Trường hợp nguồn nước chứa nhiều chất hữu cơ, sắt có thể chuyển thành dạng keo rất khó xử lý. Còn nếu nước có độ PH thấp, hiện tượng ăn mòn đường ống và dụng cụ chứa sẽ xảy ra, hàm lượng sắt theo đó mà tăng lên trong nước kéo theo sự biến đổi màu sắc sang vàng, độ đục tăng khiến nước khó sử dụng. Theo tiêu chuẩn nước uống và nước sạch, hàm lượng sắt trong nước quy định phải nhỏ hơn 0,5mg/l.
- Mangan: Kim loại này thường tồn tại đồng thời cùng sắt nhưng với hàm lượng ít hơn. Mangan trong nước tạo ra lớp cặn màu đen bám đóng vào thành và đáy dụng cụ chứa nước, tạo ra vị khó chịu cho nước và làm hoen ố quần áo. Hàm lượng mangan được quy định cho nước uống và nước sạch phải nhỏ hơn 0,5mg/l.
- Nhôm: Lượng nhôm trong nước ngầm thường cao ở những vùng đất nhiễm phèn và có độ PH thấp. Theo tiêu chuẩn về nước uống, lượng nhôm trong nước phải ít hơn 0,2mg/l.
- Đồng: Đồng tạo ra vị khó chịu khi tồn tại trong nước. Khi nồng độ tăng cao từ 5-8 mg/l, nước nhiễm đồng không thể uống được. Tiêu chuẩn quy định hàm lượng đồng trong nước phải nhỏ hơn 2mg/l.
- Chì: Chì trong nước thiên nhiên có hàm lượng không lớn chỉ từ 0,4-0,8mg/l. Ô nhiễm nước thải công nghiệp và hiện tượng ăn mòn đường ống nước chính là nguyên nhân dẫn đến sự tăng cao của hàm lượng chì. Theo quy định về nước sạch và nước uống, lượng chì trong nước phải nhỏ hơn 0,01mg/l.
- Kẽm: Kẽm là kim loại nặng thường có trong nước ngầm ở những khu vực nước bị ô nhiễm bởi nguồn nước thải ra từ các khu khai thác quặng. Tiêu chuẩn nước sạch và nước uống quy định hàm lượng kẽm phải ít hơn 3 mg/l.
- Thạch tín (Asen): Asen tồn tại trong nước ngầm nhiều hơn nước mặt. Tiêu chuẩn về nước sạch quy định lượng asen nhỏ hơn 0,05mg/l. Đối với nước uống, lượng asen phải ít hơn 0,01mg/l.
- Crom: Nguồn nước bị nhiễm nước thải công nghiệp sản xuất gốm sứ, sản xuất giấy, thuốc nhuộm, thuộc da, xi mạ và khai thác mỏ thường có nhiều crom. Kim loại nặng này được xếp vào chất độc nhóm 1 có khả năng gây ung thư cho người và vật nuôi. Theo quy định, lượng crom trong nước cần ít hơn 0,05mg/l.
- Niken: Niken không thường xuyên hiện diện trong nước. Tiêu chuẩn quy định hàm lượng niken trong nước sạch và nước uống cần ít hơn 0,02mg/l.
- Thủy ngân: Thủy ngân là một chất cực độc. Tiêu chuẩn quy định của thủy ngân trong nước sạch và nước uống ở mức cực thấp dưới 0,001mg/l.
3. Sử dụng nguồn nước ngầm có an toàn không?
Nguồn nước ngầm chưa qua xử lý sẽ không an toàn khi sử dụng. Hiện nay, việc khai thác nguồn nước ngầm đang gia tăng dẫn đến nguy cơ ô nhiễm nước ngầm cao. Ô nhiễm nguồn nước có thể gây ra nhiều nguy cơ lớn cho sức khỏe. Khi chưa được xử lý mà đi vào cơ thể con người thì sẽ gây ra các vấn đề như:
- Dị ứng, mẩn ngứa, viêm da, rụng tóc,...
- Viêm gan và đường ruột
- Ngộ độc, ung thư
4. Giải pháp xử lý nguồn nước ngầm
Thực chất, nguồn nước ngầm chưa sạch và an toàn để đưa vào sử dụng trực tiếp. Sử dụng nguồn nước ngầm chưa qua xử lý không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống, mà còn gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Vậy làm sao để xử lý nguồn nước ngầm? Hãy quyết định đầu tư giải pháp lọc nước tổng đầu nguồn cho toàn bộ ngôi nhà của mình. Thời gian thay lõi lọc đến 10 năm cho một giải pháp trọn bộ.
✅ Xử lý nước nhiễm kim loại nặng: Sắt (Fe), Mangan (Mn), chì
✅ Loại bỏ Asen, các chất độc hại gốc hữu cơ (Styren, Dầu,...)
✅ Diệt khuẩn, khử màu, khử mùi trong nước
✅ Xử lý canxi (Ca), đá vôi (Mg) làm mềm nước
Nước qua hệ thống lọc vẫn giữ lại được những khoáng chất có lợi cho cơ thể
✅ Nước sau lọc đạt tiêu chuẩn chất lượng nước sinh hoạt của NSF, WQA - USA
>>> Có thể bạn quan tâm: Hệ thống nước nóng trung tâm - Giảm tối đa tiền điện mỗi tháng
Với những chia sẻ trên mong rằng sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho các bạn để có thể cải thiện nguồn nước, mang đến sức khỏe tốt cho gia đình. Liên hệ với Deluxe Home để được tư vấn hỗ trợ tận tình.
Các tin mới hơn:
Các tin cũ hơn: